Trường ĐH Lâm nghiệp vừa ra thông báo tuyển sinh bổ sung đợt 1 (tuyển sinh đợt 2) với tổng số chỉ tiêu tuyển bổ sung lên tới hơn 1.700 chỉ tiêu.
Trong đó, bao gồm 250 chỉ tiêu cho 5 ngành đào tạo bằng Tiếng Anh, hơn 1200 chỉ tiêu của 28 ngành đào tạo bằng tiếng Việt.
Ngoài ra, Trường ĐH Lâm nghiệp cũng tuyển bổ sung 238 chỉ tiêu theo hình thức xét tuyển bằng học bạ cho 20 ngành khác nhau.Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển đợt 2 của trường bằng với mức điểm chuẩn của đợt 1 là 15 điểm bằng mức điểm sàn của Bộ GD-ĐT. Riêng 2 ngành có môn thi năng khiếu nhân hệ số 2, điểm nhận hồ sơ là 17 điểm.
Xem chi tiết chỉ tiêu tuyển bổ sung của Trường ĐH Lâm nghiệp TẠI ĐÂY.
Từ ngày 13/8, Trường ĐH Vinh cũng đã công bố mức điểm nhận hồ sơ và chỉ tiêu xét tuyển bổ sung nguyện vọng 1 đại học chính quy. Theo đó, tổng chỉ tiêu xét tuyển bổ sung cho 4 nhóm ngành của Trường ĐH Vinh là 1.850 chỉ tiêu.
Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung vào trường là 15 điểm, bằng mức điểm sàn của Bộ GD-ĐT.
Xem chi tiết chỉ tiêu bổ sung của các nhóm ngành của Trường ĐH Vinh TẠI ĐÂY.
Trong thông báo điểm chuẩn trúng tuyển đợt 1, Trường ĐH Sư phạm Hưng Yên cũng thông báo nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung khoảng 1.200 chỉ tiêu hệ đại học của 13 ngành đào tạo khác nhau, chiếm khoảng hơn 40% tổng chỉ tiêu của trường.
Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển đợt 2 của trường là 15 đối với thí sinh xét bằng điểm thi THPT quốc gia 2016 và 18 đối với thí sinh xét bằng học bạ.
Ngoài ra, Trường ĐH Sư phạm Hưng Yên cũng tuyển bổ sung 300 chỉ tiêu hệ cao đẳng cho 9 ngành đào tạo và 420 chỉ tiêu hệ dự bị đại học.
Xem chi tiết chỉ tiêu tuyển bổ sung của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên TẠI ĐÂY.
Vào ngày hôm qua, 16/8, Trường ĐH Xây dựng Miền Trung cũng đã công bố chỉ tiêu xét bổ sung đợt 1 của trường. Theo đó, trường tuyển bổ sung gần 500 chỉ tiêu cho 7 ngành đào tạo.
Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung bằng với mức điểm chuẩn đợt 1 - 15 điểm. Riêng ngành Kiến trúc có môn năng khiếu nhân hệ số 2 là 17 điểm.Trường ĐH Xây dựng Miền Trung cũng tuyển khoảng gần 500 chỉ tiêu cao đẳng.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Trường ĐH Công nghệ TPHCM cũng đã công bố điểm xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 1 ngay vào ngày 13/8, thời điểm công bố điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 vào trường.
Theo đó, điểm xét tuyển bổ sung vào Trường ĐH Công nghệ TPHCM bằng với mức điểm trúng tuyển nguyện vọng 1. Theo đó, hầu hết các ngành đào tạo có mức điểm chuẩn là 15-16 điểm. Riêng ngành Dược học có mức điểm chuẩn là 18 điểm.
Trường ĐH Công nghệ TPHCM không công bố chỉ tiêu tuyển bổ sung.
Xem chi tiết các ngành tuyển bổ sung của Trường ĐH Công nghệ TPHCM TẠI ĐÂY.
Trường ĐH Kinh tế Tài chính TPHCM cũng công bố điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung đợt 1 năm 2016 từ ngày 12/8 cho tất cả các ngành đào tạo.
Mức điểm xét tuyển bằng với mức điểm chuẩn đợt 1, từ 15-17 điểm.
Trường ĐH Kinh tế TPHCM cũng không công bố số lượng chỉ tiêu xét tuyển bổ sung.
Xem chi tiết các ngành tuyển bổ sung của Trường ĐH Kinh tế Tài chính TPHCM TẠI ĐÂY.
Trong ngày 14/8, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cũng thông báo tiếp tục tuyển bổ sung tuyển 02 ngành đại học chương trình quốc tế và tuyển sinh hệ cao đẳng.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT xét tuyển đợt 2sẽ bắt đầu từ 21/8-31/8/2016 sau khi các thí sinh đã hoàn tất việc nộp giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia vào các trường mình trúng tuyển. Vì vậy, từ sau ngày 19/8, các trường sẽ công bố chỉ tiêu xét tuyển bổ sung nhiều hơn khi đã xác định chính xác số thí sinh xác định nhập học. Theo quy chế, việc xét tuyển đợt 2 mỗi thí sinh sẽ đăng ký 3 trường và mỗi trường 2 nguyện vọng. Cách đăng ký xét tuyển giống như xét tuyển đợt 1 và thí sinh cũng không được quyền rút hồ sơ hay thay đổi nguyện vọng đã đăng ký. Việc xét tuyển bổ sung ở mỗi trường là khác nhau. Nhiều trường lớn đã tuyển đủ chỉ tiêu từ đợt 1 có thế sẽ không tuyển đợt 2. Do đó, thí sinh cần theo dõi trên website các trường để biết cụ thể số lượng chỉ tiêu, điểm nhận hồ sơ cũng như các ngành tuyển bổ sung. |
Trong cuốn Sử bịa: 101 điều chưa từng xảy ra trong lịch sử, tác giả Jo Hedwig Teeuwisse - nhà nghiên cứu lịch sử nổi tiếng người Hà Lan, người được biết đến với cái tên The fake history hunter (Thợ săn sử bịa) - đã đưa ra những cảnh báo với độc giả về những “bằng chứng” giả tạo đang lan truyền trên Internet.
Tác giả cũng đưa ra 101 câu chuyện chúng ta luôn tin nhưng thực ra lại chưa từng xảy ra trong lịch sử. Trong số này có những câu chuyện được xem là biểu tượng của lịch sử nhưng chỉ là những câu chuyện được bịa đặt tinh vi như: Napoléon Bonaparte bắn đứt mũi tượng Nhân Sư; Hugo Boss thiết kế đồng phục của Đức Quốc xã; Người Victoria có bộ dụng cụ săn ma cà rồng; Người châu Âu thời Trung cổ rất bẩn thỉu, phải được người Moor dạy về vệ sinh cơ bản và xà phòng; Kiểu chào của Đức Quốc xã có nguồn gốc từ La Mã; Hitler đã phát minh ra đường cao tốc…
Đặc biệt, trong khuôn khổ của cuốn sách tác giả còn chỉ ra cho chúng ta một số mẹo để kiểm định bất kỳ câu chuyện lịch sử mà ta bắt gặp. Từ đó, xác định tính đúng sai của các nguồn thông tin, giúp chúng ta an toàn trong thời buổi bùng nổ của tin tức như ngày nay.
Sách Sử bịa: 101 điều chưa từng xảy ra trong lịch sử. Ảnh: Thái Hà Books. |
Mẹo đầu tiên tác giả muốn chỉ cho chúng ta là cách kiểm tra các các trích dẫn. Thông thường,khi phát hiện ra một câu trích dẫn của một nhân vật lịch sử mà bạn không tin tưởng, thì việc tìm xác thực câu trích dẫn này có thể khiến bạn mất rất nhiều thời gian, công sức khảo cứu.
Tuy nhiên, theo tác giả sách, có không ít trang web chuyên về trích dẫn đã làm công việc này cho chúng ta rồi. Do vậy, khi phát hiện một trích dẫn mà bạn không tin tưởng, bạn có thể tìm kiếm nó bằng cách truy cập vào: quoteinvestigator; www.wikiquote.org
Hoặc bạn có thể tra cứu chúng ở một trong những cuốn sách sau: The New Yale Book of Quotations (tạm dịch: Sách trích dẫn mới của Yale), do Fred R. Shapiro biên tập; Hemingway Didn’t Say That (tạm dịch: Hemingway đã không nói thế), của Garson O’Toole.
Nếu các trang web và đầu sách ở trên không thể giúp ích, thì bạn có thể tra cứu một số nguồn chi tiết hơn. Ví dụ: một số nhân vật lịch sử nổi tiếng có sách và trang web dành riêng cho họ. Chẳng hạn như Churchill: winstonchurchill
Và nếu vẫn gặp khó khăn, thì bạn có thể hỏi trực tiếp tác giả trên mạng xã hội X hoặc gửi một email đến Quote Investigator.
Mẹo thứ hai, là kiểm tra hình ảnh. Theo tác giả, sẽ dễ dàng hơn nếu bạn đã có kinh nghiệm khảo cứu và phân tích hình ảnh, vì khi ấy, bạn có thể chỉ cần nhìn vào một bức ảnh và biết rằng nó không phải từ những năm 1920 mà thực ra là từ những năm 1930 chẳng hạn.
Bạn sẽ chú ý đến thời trang, kiểu tóc, cách chụp ảnh, độ tuổi của các công trình kiến trúc.. để cảm nhận được có điều gì đó không ổn. Nhưng nếu bạn không làm như vậy hoặc nếu bạn cần chứng minh cho người khác thấy rằng điều đó sai, thì cách dễ nhất, nhanh nhất để tìm ra câu chuyện đằng sau một bức ảnh là đưa nó vào công cụ tìm kiếm trên Internet. Một số những trang tác giả sách sử dụng: tineye.com; google.nl/imghp; yandex.ru/images ; bing.com/images...
Theo tác giả, tất cả những gì bạn phải làm là kéo bức ảnh đáng ngờ vào tùy chọn tìm kiếm và những công cụ này sẽ tìm kiếm nó ở mọi nơi trên Internet. Tác giả đã dùng cả bốn trang này vì chúng đều có kết quả và chất lượng khác nhau. Điều quan trọng nhất là những trang web này có thể giúp ta tìm thấy hình ảnh được tải lên sớm nhất.
Một điểm cực kỳ hữu ích nữa là những công cụ này có thể tìm thấy phiên bản có độ phân giải lớn nhất của bức ảnh trên Internet. Điều này không chỉ có thể dẫn chúng ta đến người sở hữu hình ảnh gốc, mà còn cho phép ta nghiên cứu nó chi tiết hơn.
Thông thường, những tìm kiếm này sẽ dẫn bạn đến một trang web của công ty bán ảnh; chúng có thể là một kho thông tin quý giá về những hình ảnh cũ. Nhưng theo tác giả, bạn hãy cẩn thận - đôi khi họ cũng có những mô tả không chính xác và cũng không quan tâm đến việc sửa chúng.
Cũng theo tác giả, đôi khi cuộc điều tra sẽ đưa bạn đến những trang web đã không còn tồn tại trên Internet từ lâu. Nhưng có một trang web đã lưu trữ hàng triệu website trong nhiều năm và bạn có thể kiểm tra kho lưu trữ trực tuyến của nó. Trang web này là Internet Archive (archive.org/), và nó là cứu cánh cho các nhà khảo cứu.
Tuy nhiên, theo tác giả nguồn tốt nhất để tìm ra nguồn gốc của một bức ảnh là các viện bảo tàng cùng những cơ quan lưu trữ. Ngoài ra bạn cũng có thể liên hệ với những người đang sở hữu những kho lưu trữ trực tuyến lớn để kiểm tra, xác minh ảnh.
"Thợ săn sử bịa" Jo Hedwig Teeuwisse. Nguồn: historischnieuwsblad. |
Mẹo thứ ba là chứng minh các tuyên bố. Theo Teeuwisse một blog ngẫu nhiên, một trang web nào đó, một video TikTok hoặc YouTube hoàn toàn vô giá trị nếu nó không có trích nguồn.
Nếu bạn tìm thấy một bài viết hoặc có ai đó đang tranh luận với bạn, chia sẻ bài viết để cố gắng chứng minh họ sai, thì hãy đi thẳng đến cuối trang hoặc phần mô tả của video và tìm tài liệu tham khảo. Họ lấy thông tin này từ đâu? Làm sao chúng ta biết họ đang bịa đặt? Bằng chứng ở đâu?
Teeuwisse khuyên bạn hãy xem mọi tuyên bố giống như một cuộc điều tra tội phạm: bạn cần nhân chứng, hồ sơ, sách do các chuyên gia viết, bộ sưu tập bảo tàng...
Ngày nay, khi công nghệ đi kèm với vô số video có vẻ ngoài ấn tượng, hình ảnh được chỉnh sửa chuyên nghiệp và rất nhiều thông tin sai lệch, thì điều đặc biệt quan trọng là mọi người không những chỉ nên học cách kiểm tra tính xác thực của những gì mình được nghe, mà còn cả cách bác bỏ lịch sử bịa đặt, tin giả để chứng minh tuyên bố của chính mình.
Mẹo thứ tư là lần theo các liên kết từ Wikipedia. Chúng ta đều biết Wikipedia có thể dễ dàng bị sửa đổi bởi bất kỳ ai và không đáng tin cậy. Ngay cả người đồng sáng lập ra nó cũng nói như vậy. Tất nhiên là có thông tin sai lệch ở đó, nhưng thực tế là trang web này vẫn có giá trị, trung lập và cung cấp nhiều nguồn cũng như tài liệu tham khảo hơn hầu hết tất cả các blog hay bài viết ngẫu nhiên nào.
Theo kinh nghiệm của tác giả, về tổng thể, Wikipedia khá tin cậy. Tuy nhiên, bạn nên đối xử với nó như nó là một website tham khảo trực tuyến. Bạn có thể tìm thấy các bài viết về mọi thứ và hầu hết chúng đều có rất nhiều nguồn, tài liệu tham khảo cũng như các liên kết thú vị, có thể giúp bạn tiếp tục điều tra.
Tuy nhiên, theo tác giả dù bộ bách khoa toàn thư miễn phí này có thể là bước đầu tiên cho quá trình tra cứu, nhưng nó không phải là bước cuối cùng. Bắt đầu từ đó, tra cứu những nội dung cơ bản, ghi chú tên sách, tên các chuyên gia, lần theo các liên kết và đó mới là sự khởi đầu.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt=""/>‘Thợ săn sử bịa’ chỉ cách truy lùng lịch sử bịa đặt, tin giảTrong đó, 600 em đã đạt số điểm tuyệt đối ở các chứng chỉ STARTERS, MOVERS, FLYERS, KET, PET và FCE.
Buổi lễ trao chứng chỉ Anh ngữ Quốc tế của Đại học Cambridge diễn ra long trọng tại Nhà hát Hòa Bình |
Việc sở hữu một chứng chỉ Anh ngữ Quốc tế ở độ tuổi thiếu nhi, thiếu niên được xem là một bước đệm quan trọng giúp các em tự tin sử dụng tiếng Anh, thể hiện bản thân cũng như mang đến nhiều thuận lợi cho các em trong học tập và cơ hội phát triển sự nghiệp tương lai.
600 em đã đạt số điểm tuyệt đối trong kỳ thi tiếng Anh này |
Là đối tác lâu năm và uy tín của Đại học Cambridge, nhiều năm qua, Trung tâm Anh ngữ ILA đã giúp nhiều em học sinh tiếp cận và đạt thành tích cao trong các kỳ thi Anh ngữ Quốc tế. Với môi trường học tập chuẩn quốc tế, đội ngũ giảng viên bản ngữ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại cùng phương pháp giảng dạy mang tính tương tác cao, các học viên ILA có thể sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên và tự tin nhất.
Đó cũng chính là sứ mệnh của ILA trong việc chuyển giao ngôn ngữ và tri thức để thế hệ trẻ Việt có thể tự tin sử dụng tiếng Anh mọi mặt và thành công trong cuộc sống. Với 32 chi nhánh rộng khắp trên toàn quốc, ILA sẽ tiếp tục mang các kỳ thi Anh ngữ Quốc tế đến gần với hàng ngàn thế hệ trẻ Việt, giúp các em có cơ hội va chạm với các cuộc thi quốc tế và thể hiện hết khả năng Anh ngữ của bản thân.
Chứng chỉ Anh ngữ Quốc tế sẽ là hành trang vững chắc giúp các em tự tin đạt thêm nhiều thành công trong tương lai |
Hòa chung niềm vui với các em học viên, ông Jonathan Charles Pearce Bird, Trưởng bộ phận học vụ toàn quốc ILA chia sẻ: “Chúng tôi rất tự hào và hạnh phúc khi chứng kiến các em học viên xuất sắc đạt chứng chỉ Anh ngữ Quốc tế của Đại học Cambride. Việc đạt được những thành quả như ngày hôm nay không chỉ là sự phấn đấu của bản thân các em; đó còn là minh chứng cho những nỗ lực không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo của toàn thể cán bộ và giảng viên ILA Việt Nam trong 16 năm qua. Với mục tiêu dẫn đầu trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh tại Việt Nam, chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy những ưu thế hiện có, mở rộng thêm nhiều trường và cung cấp chương trình học hiện đại theo mô hình học tập thế kỷ 21”.
ILA vừa khai trương 2 trung tâm Anh ngữ mới vào đầu tháng 7/2016: ILA Hoàng Văn Thụ (435D-435E Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình) và ILA Aeon Bình Dương (F16, lầu 1, Aeon Mall Bình Dương) với mô hình học Anh ngữ chuẩn thế kỷ thứ 21 đầu tiên tại Việt Nam. Nhiều học bổng và quà tặng giá trị dành cho học viên và khách tham quan đầu tiên. Thông tin chi tiết tại website http://ilavietnam.edu.vn/ hoặc hotline TP.HCM: 0938616556/ (08)38691188; Bình Dương: 0938095511/ (0650)3868088. |
Thu Hằng
" alt=""/>Gần 3.000 em nhỏ nhận chứng chỉ Anh ngữ Quốc tế Cambridge